Chuẩn RS485 được biết đến là một trong những chuẩn được sử dụng rất nhiều, nhưng về cơ bản thì đây là gì? Thế nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về loại chuẩn này, đặc biệt là vai trò của chúng trong cuộc sống hiện nay. Nhằm giúp các bạn có thêm thông tin, hiểu biết liên quan tới chuẩn giao tiếp RS485, chúng tôi sẽ chia sẻ một vài điều thông qua bài viết này, hãy đọc ngay thôi nào.
Chuẩn RS485 là một loại chuẩn được phê duyệt bởi hiệp hội công nghiệp điện tử EIA năm 1983, được coi là sự phát triển, hoàn thiện của RS232. Việc sử dụng loại chuẩn này mang tới cho người dùng nhiều lợi ích hơn, đặc biệt là tiết kiệm hơn về chi phí cho phần cứng và giao thức yêu cầu.
Như chúng ta đã biết, có rất nhiều người, công trình sử dụng đất như một tiếp điểm nhận tín hiệu. Và ở chuẩn RS485, người ta cũng sử dụng mặt đất để làm điểm chung. Lúc này, khi lắp đặt, điều chỉnh tín hiệu, người ta sẽ phải chú ý nhiều hơn cho vấn đề nối đất. Tại sao lại như vậy, đó là vì dùng mặt đất làm điểm chung có thể dẫn tới nhiều vấn đề như truyền sai lệch tín hiệu hay hỏng thiết bị. Và vấn đề trên xảy ra là do việc chênh lệch quá cao về điện thế giữa đất ở nơi gửi và nơi nhận so với ngưỡng cho phép của có thể làm hỏng các thiết bị, nhẹ thì tín hiện nhận được sẽ có ít nhiều sự sai lệch. Đó là lý do quá trình sử dụng RS485 cần có nhiều thận trọng hơn mặc dù chúng rẻ và hiệu quả. Khi chúng ta sử dụng điện trở đầu cuối khác nhau sẽ gây ra sự khác biệt nhất định đối với giá trị trở kháng đặc tính của đường dây xoắn. Nếu sự khác biệt không quá lớn, chúng thường không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chênh lệch ở mức lớn hơn sẽ làm gia tăng tình trạng nhiễu tính hiện, phát xạ trên đường truyền và gây sai lệch về tín hiệu. Do đó, cần chú ý và hiệu chính điện trở đầu cuối. Và dù bạn sử dụng phương pháp điều chỉnh nào thì cũng nhớ căn chỉnh trị số về khoảng 100-120 ôm.
Subscribe by Email
Follow Updates Articles from This Blog via Email
No Comments