Giao tiếp truyền thông là một trong những thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong việc truyền tải, kết nối thiết bị, dữ liệu. Bạn có biết mình cần chú ý gì đối với loại giao tiếp truyền thông này? Và hiện nay thì người ta đang sử dụng chuẩn RS485 khá rộng rãi.
Để có thể tồn tại trong giới công nghệ, thiết bị điện tử, một trong những nguyên tắc bất thành văn đó chính là phải làm sao để gia tăng tốc độ, sự linh hoạt của các sản phẩm xuất hiện sau. Đối với các loại chuẩn, để tăng tốc độ truyền và khoảng cách truyền lên, khi nghiên cứu và tạo ra chuẩn RS485, người ta đã dùng đường truyền cân bằng thông qua hai dây A, B và không có dây mass. Khi đó, tại hai dây thì tính hiệu sẽ có sự trái ngược nhau, khi một bên tăng thì một bên sẽ giảm xuống. Có thể thấy là sự thay đổi này là theo hướng nghịch nhưng cũng chính điều này khiến cho sự cân bằng luôn được đảm bảo.
Có thể nói cách sử dụng hệ thống truyền dẫn cân bằng với hai dây A, B (không dây mass) đã mang tới sự vượt trội trong tốc độ truyền tải thông tin của chuẩn RS485. Tuy nhiên chúng tôi cũng đã giới thiệu từ trong phần trước, chúng cần có điện áp kiểu chung, và nếu như sử dụng điểm tham chiếu là mặt đất thì có nhiều điều phải để tâm đấy. Ở đây, có ba mức điện áp chúng ta cần quan tâm để một cáp chuẩn RS485 hoạt động hiệu quả, đó là điện áp trên hai dây A, B và chênh lệch điện áp giữa đất nơi nhận và nơi phát. Khi bộ phận tham chiếu nhận thấy mức chênh lệch nào quá cao so với ngưỡng cho phép thì có thể dẫn tới hư hỏng thiết bị hoặc sự sai lệch trong độ chính xác của tín hiệu nhận. Mức điện áp chênh lệch được quan tâm không chỉ vì hậu quả mà chúng có thể gây ra mà còn là vì đất không phải vật hoàn hảo để dẫn điện, có điện trở riêng, tạo ra sự chênh lệch về tín hiệu truyền và nhận. Giao tiếp truyền thông là một trong những thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong việc truyền tải, kết nối thiết bị, dữ liệu. Đây cũng được biết đến là một trong những phần quan trọng trong quá trình truyền thông tin ổn định.
Subscribe by Email
Follow Updates Articles from This Blog via Email
No Comments